Hướng dẫn sử dụng cổng Alarm Out trên đầu ghi hình

Giới thiệu ứng dụng của cổng Alarm Out trên đầu ghi hình

Ngõ ra Alarm Out trên đầu ghi hình Hikvision là dạng tiếp điểm thường mở (NO). Tùy vào ứng dụng cần điều khiển, chúng ta có thể sử dụng cổng Alarm Out theo cách khác nhau.

Giới thiệu ứng dụng của cổng Alarm Out trên đầu ghi hình

Cổng Alarm Out trên đầu ghi IP DS-7608NI-K2
Cổng Alarm Out trên đầu ghi IP DS-7608NI-K2

Ứng dụng

  • Kích hoạt báo động ra loa (sử dụng thêm Relay) khi sự kiện cài đặt bị kích hoạt.
  • Kết hợp điều khiển thiết bị điện trong nhà (sử dụng thêm Relay) khi sự kiện cài đặt bị kích hoạt.
  • Kết hợp tủ trung tâm báo động (Aolin, LightSYS,…) để quay số điện thoại đến người dùng khi có báo động.

Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out

Trên web: đăng nhập địa chỉ IP đầu ghi -> Configuration -> Event -> Chọn Event cần cấu hình -> kích hoạt Event -> Linkage Method -> Trigger Alarm Out.

Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out
Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out

Trên màn hình trực tiếp:
Chuột phải -> Menu -> Camera -> chọn sự kiện cần cấu hình -> chọn Setting để cấu hình.

 

 

Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out
Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out
Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out
Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out
Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out
Cấu hình xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out

Cấu hình thời gian xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out khi có báo động

Cấu hình thời gian xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out trên web
Cấu hình thời gian xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out trên web

Trên màn hình tivi: click chuột phải -> Menu-> Configuration -> Alarm -> Alarm Output

Cấu hình thời gian xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out trên màn hình tivi
Cấu hình thời gian xuất tín hiệu ra cổng Alarm Out trên màn hình tivi

Cài đặt thực tế

Cài đặt thực tế
Cài đặt thực tế

Kích hoạt báo động ra loa 12VDC

Kích hoạt báo động ra loa 12VDC
Kích hoạt báo động ra loa 12VDC

Lưu ý:
– Do điện áp điều khiển và điện áp ra loa là điện áp một chiều (DC) nên cần đấu đúng chân (+) và (-).
– Với cách đấu dây như hình trên, cặp chân tiếp điểm thường đóng (chân 1 và 2) luôn có điện áp ra 12VDC.

Điều khiển thiết bị điện trong nhà

Điều khiển thiết bị điện trong nhà
Điều khiển thiết bị điện trong nhà

Lưu ý:
– Do dùng điện áp xoay chiều (AC) để điều khiển các thiết bị điện thông qua relay nên cần cố định relay để tránh chạm điện, giật điện.
– Với cách đấu dây như hình trên, cặp chân tiếp điểm thường đóng (chân 1 và 2) luôn có điện áp ra xoay chiều (AC) 220V.

Kết hợp tủ trung tâm báo động (Aolin, LightSYS, …) để quay số đến người dùng khi có báo động

– Tiếp điểm Alarm out trên đầu ghi là tiếp điểm thường mở (NO), nên khi kết nối trực tiếp về zone có dây của tủ trung tâm, cần điều chỉnh zone này về kiểu thường mở.
– Trong trường hợp các zone của trung tâm báo động mặc định là kiểu thường đóng (NC) như tủ Aolin 6088GSM, phải dùng thêm relay để điều khiển.

Kết hợp tủ trung tâm báo động
Kết hợp tủ trung tâm báo động

Chân thành cảm ơn quý vị đã theo dõi và ủng hộ Trường Thịnh Telecom!